Chính thức thông 'đường cao tốc' tới EU, đòn bẩy mới, cơ hội mới
Chính thức thông 'đường cao tốc' tới EU, đòn bẩy mới, cơ hội mới
Thông tin tại buổi họp báo chiều tối ngày 12/2 ngay sau khi hiệp định được Nghị viện châu Âu thông qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường tiềm năng lên tới 18.000 tỉ USD.
![]() |
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp báo. |
Sự kiện có ý nghĩa lịch sử này đồng thời tô một mốc son đỏ, khẳng định Việt Nam - từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lần đầu tiên đã vươn lên trở thành nước đi đầu: Là nước đầu tiên trên thế giới có quan hệ thương mại tự do với Nga; Là nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU; cùng với Singapore là nhóm nước đầu tiên trong ASEAN phê chuẩn Hiệp định CPTPP.
Cùng với tiến trình này, cả thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, giúp chúng ta tự tin đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm 2020.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện nay EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, song thị phần hàng hoá của khu vực này còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, với cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường quan trọng này, giúp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bộ trưởng cho rằng, Hiệp định EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới kèm theo những bước cải cách sâu rộng. Không những thế, Việt Nam đã cùng EU xây dựng một hiệp định có những điểm khác biệt, thậm chí so với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trước đây như Hiệp định CPTPP.
Với Hiệp định EVFTA, vai trò của phát triển bền vững, của người lao động được đặt ở vị trí trung tâm thay vì chỉ hướng đến các giá trị kinh tế. Các cải cách trong Hiệp định EVFTA được thể hiện trong các lĩnh vực: Về lao động, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục có những bước đi thiết thực. Để chuẩn bị cho quá trình thực thi Hiệp định EVFTA, Quốc hội Việt Nam đã chính thức thông qua Bộ luật lao động sửa đổi và sẽ đưa vào thực thi kể từ đầu năm 2021. Các nội dung quan trọng nhất của cả 8 Công ước cơ bản ILO đều đã được phản ánh trong các quy định của Bộ luật này. Trên cơ sở đó, ngoài việc tạo ra các lợi ích kinh tế, chúng ta cũng xây dựng các thiết chế để sao cho lợi ích sẽ được chia sẻ một cách công bằng nhất cho người lao động.
Về phát triển bền vững, hiệp định cũng hướng đến sự tham gia rộng rãi của người dân, đoàn thể, các tổ chức đại diện cho tiếng nói của các tầng lớp xã hội cũng như truyền thông vào quá trình hoạch định chính sách. Đây là cơ chế hoàn toàn mới, được xây dựng dựa trên các nền tảng hoạt động của một nhà nước kiến tạo đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước với người dân, các tổ chức đại diện và cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nội dung trong Hiệp định EVFTA về hợp tác chặt chẽ trong chống biến đổi khí hậu, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, tăng cường sử dụng các nguồn nhiên liệu tái tạo… cũng được coi là cơ sở để đảm bảo phát triển bền vững, không hy sinh các lợi ích môi trường trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
Về môi trường kinh doanh, với việc thực thi các cam kết trong EVFTA, môi trường kinh doanh và chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đơn cử như việc chấp nhận các nguyên tắc quốc tế trong đấu thầu, tuy không dễ, nhưng nếu làm tốt, sẽ có thể giúp chúng ta cải thiện đáng kể hiệu quả của mua sắm công.
Các cam kết sâu rộng về dịch vụ và đầu tư cũng sẽ góp phần thúc đẩy cải cách theo hướng tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực có tiềm năng phát triển trong tương lai để hướng đến chuỗi cung ứng mới hình thành khi Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi.
“Với kết quả tích cực ngày hôm nay, thời gian tới đây, chúng tôi sẽ đẩy nhanh quy trình pháp lý để sớm thảo luận và thông qua Hiệp định EVFTA, sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để trình Chủ tịch Nước. Trong buổi thông qua Hiệp định ngày hôm nay, các Nghị sĩ của Nghị viện Châu Âu rất ủng hộ hiệp định này”, Bộ trưởng Công Thương cho hay.
Lương Bằng
-
Phần thưởng xứng đáng sau 10 năm vượt thách thức (14/02)Mời đăng ký tham gia xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 (08/02)Chùm ảnh: Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (07/02)Bà Rịa - Vũng Tau: Họp mặt doanh nghiệp và nhà đầu tư Xuân Canh Tý 2020 (07/02)Năm 2020: Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam tăng tốc và bứt phá? (07/02)Năm 2020: Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam tăng tốc và bứt phá? (07/02)136 tỷ đồng cho Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia 2020 (21/01)Thủ tướng gặp gỡ kiều bào tiêu biểu dự Xuân Quê hương 2020 (21/01)Đường hoa Nguyễn Huệ trước ngày khai mạc (21/01)Không can thiệp hoạt động của doanh nghiệp bằng công cụ hành chính (12/01)
-
Tuổi thọ trung bình người dân TP HCM, Đồng Nai cao nhất nước (01/04)Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2022 tại Hội An (29/03)Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (29/03)Chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần biến thành mạng cung ứng (28/03)Giá dầu tăng đe dọa nhiều nền kinh tế châu Á (10/03)Sắp diễn ra lễ kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh (04/03)Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2022: Tiếp tục củng cố nền kinh tế nội lực tự chủ (04/03)Việt Nam sẽ có 50 "nhà máy thông minh", tham gia sâu chuỗi cung ứng vào năm 2023 (04/03)Tọa đàm “Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP HCM”: Từng bước vượt qua khó khăn, thách thức (17/02)Diễn đàn WEF 2022: Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu thảo luận về cách ổn định kinh tế (14/02)
