Chuẩn bị cho lò xo kinh tế bật lên mạnh mẽ
Chuẩn bị cho lò xo kinh tế bật lên mạnh mẽ
Hôm nay, 10/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về các giải pháp, nhiệm vụ cho 4 nội dung lớn ứng phó tổng thể, toàn diện với những tác động từ dịch COVID-19 tới các mặt của đời sống xã hội.
Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế của chúng ta là cao nhất khu vực trong quý I/2020 (3,82%) nhưng là mức thấp nhất trong 10 năm qua, chỉ bằng hơn nửa so với kế hoạch đề ra.
Chuỗi cung ứng và lưu chuyên thương mại bị gián đoạn; đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng; làm gia tăng thất nghiệp, gây mắt việc làm trong ngắn hạn.
Trong bối cảnh suy thoái được nhìn nhận còn nặng nề hơn cả năm 2008, chưa bao giờ các quốc gia trên toàn thế giới đồng loạt thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, nỗ lực vượt qua suy thoái như hiện nay, chúng ta đã có các "cú hích", gói hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực.
Có thể kể tới như gói hỗ trợ về tiền tệ (được nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ về tài khóa (khoảng 180.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ an sinh xã hội (khoảng 62.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ giá điện (khoảng 12.000 tỷ), gói hỗ trợ giá viễn thông (khoảng 15.000 tỷ đồng).
Chúng ta cũng có "cú đấm thép" là số vốn đầu tư công gần 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, cần giải ngân hết trong năm nay.
Các chuyên gia đánh giá, ba chính sách chủ công là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, đầu tư công và Chính phủ đã gấp rút triển khai các bước theo thẩm quyền để triển khai các chính sách này.
Hội nghị hôm nay được kỳ vọng thổi một luồng gió mới, một quyết tâm mới vào cuộc sống để khởi động thời kỳ khắc phục khó khăn, vươn lên mạnh mẽ để nền kinh tế không bị đổ gãy, bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho các thành phần yếu thế trong xã hội.
Với 4 nội dung chính nêu trên sẽ có một báo cáo lớn, trong đó, nêu rõ các gói hỗ trợ và sau Hội nghị, sẽ có sản phẩm là một Nghị quyết hay một văn bản để thúc đẩy vấn đề này.
Hàng chục triệu người dân và hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang chờ đợi các chính sách hỗ trợ sớm đi vào cuộc sống. Mặt trận kinh tế đang chờ tin vui từ mặt trận chống dịch (hiện vẫn trong "thời gian vàng" ngăn chặn lây lan) để có thể bật lên như "lò xo bị nén lại".
Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về Hội nghị này.
-
Cơ hội rất lớn cho nông sản Việt Nam (03/04)Đất nước chính thức bước vào 'thời chiến' (25/03)Cân nhắc việc chưa tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN đầu tháng 4 (18/03)Trao giấy phép cho 18 tạp chí chuyển đổi, sắp xếp lại theo quy hoạch báo chí (06/03)Diễn đàn VBF: Vai trò của cộng đồng FDI trong phát triển nhanh và bền vững (24/02)Diễn đàn VBF: Vai trò của cộng đồng FDI trong phát triển nhanh và bền vững (24/02)Thủ tướng: Cần ‘cú đấm thép’ nào cho cơ giới hóa, chế biến nông sản? (21/02)Phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc (20/02)Phong hàm và thăng hàm Đại sứ cho 14 cán bộ ngoại giao (19/02)Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo ngành kế hoạch, tài chính, ngân hàng (16/02)
-
Tuổi thọ trung bình người dân TP HCM, Đồng Nai cao nhất nước (01/04)Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2022 tại Hội An (29/03)Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (29/03)Chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần biến thành mạng cung ứng (28/03)Giá dầu tăng đe dọa nhiều nền kinh tế châu Á (10/03)Sắp diễn ra lễ kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh (04/03)Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2022: Tiếp tục củng cố nền kinh tế nội lực tự chủ (04/03)Việt Nam sẽ có 50 "nhà máy thông minh", tham gia sâu chuỗi cung ứng vào năm 2023 (04/03)Tọa đàm “Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP HCM”: Từng bước vượt qua khó khăn, thách thức (17/02)Diễn đàn WEF 2022: Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu thảo luận về cách ổn định kinh tế (14/02)
