Giảm chi phí logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ĐBSCL
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì hội nghị, cùng với sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các đồng chí lãnh đạo tỉnh ủy, UBND của 13 tỉnh trong vùng ĐBSCL, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước.
Theo Phó Thủ tướng, cùng với phương thức nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng hóa, sản phẩm thì các quốc gia đang thực hiện phương thức cạnh tranh mới là đi vào quản trị hàng tồn kho, hợp lý hóa và tối ưu hóa chuỗi cung ứng và đẩy nhanh tốc độ giao nhận hàng hóa là “đất diễn” cho dịch vụ logisitics.
![]() |
Phó Thủ tướng cho biết chi phí cho logistics ở các nước phát triển chiếm 10- 13% GDP và các nước đang phát triển là 15- 25% GDP nên nếu tiết kiệm tối đa chi phí cho logistics sẽ góp phần rất lớn trong nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia.
Việc tiết kiệm chi phí logistics càng có ý nghĩa với Việt Nam khi mà chi phí cho logistics hiện đang ở mức 20- 25% GDP, trong khi nền kinh tế có độ mở lớn, bằng khoảng 170% GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu đang xấp xỉ mức 400 tỷ USD vào cuối năm 2016, tăng trưởng xuất khẩu ở mức 8,6% (loại trừ yếu tố giá thì trên 10%).
Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng hội nghị cần xem xét toàn diện các vấn đề liên quan tới hệ thống logistics gồm nhiều yếu tố liên quan về nhân lực, tài lực, vật lực. Nhà nước phải huy động nguồn lực để phát triển lĩnh vực này cũng như hành lang pháp lý minh bạch, thống nhất.
![]() |
“Đầu tư, kinh doanh dịch vụ logistics là yếu tố cần và đủ để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Phó Thủ tướng nhận định và bày tỏ hy vọng Hội nghị sẽ nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực logistics về bản chất, thực trạng và các chính sách thu hút nguồn lực; thu hút được các nguồn lực mới, nhà đầu tư mới trong nước và nước ngoài, các thành phần kinh tế, nhất là các nhà đầu tư chiến lược vào dịch vụ này.
Vùng ĐBSCL có tiềm năng lớn cho phát triển dịch vụ logistics và vận tải thủy khi có hệ thống đường thủy nội địa đày đặc (14.826,4 km đường thủy nội địa) với 02 tuyến kết nối với Campuchia và 05 tuyến kết nối với vùng Đông Nam Bộ) và 04 tuyến kết nối nội vùng. Trong đó, có 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ TP HCM đi Kiên Giang, Cà Mau và kênh Quan Chánh Bố cho tàu trọng tải lớn ra vào sông Hậu.
Tuy nhiên hiện tại có đến 70% lượng hàng hóa xuất khẩu mỗi năm phải chuyển về TP HCM hoặc cảng Cái Mép bằng đường bộ khiến giá thành sản phẩm bị đội lên.
Ngoài ra, vận tải hàng không trong Vùng (cả hành khách và hàng hóa thời gian qua tăng trưởng mạnh, tương ứng tăng bình quân 16,5% và 18,7%/năm giai đoạn 2011-2015) là cơ hội lớn cho phát triển logistics đường hàng không.
Bộ Công Thương dự báo lượng hàng qua cảng ĐBSCL đến 2020 là khoảng 25-28 triệu tấn/năm, trong đó hàng tổng hợp, container từ 11,5 đến 14,0 triệu tấn/năm).
Tuy nhiên, đến nay vùng ĐBSCL chưa có trung tâm logistics được công nhận nằm trong Quy hoạch theo Quyết định số 1012 năm 2015 của Thủ tướng./.
-
Vui buồn với báo chí Việt Nam năm 2016 (05/01)10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2016 (31/12)Thông điệp Năm mới của Chủ tịch nước (31/12)Thủ tướng: 'Đà Nẵng phải trở thành độc nhất vô nhị' (31/12)Năm APEC 2017: Trọng tâm chính sách đối ngoại của Việt Nam (23/12)Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Cà Mau (20/12)Thủ tướng cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ trở lại (08/12)Giới thiệu Năm APEC 2017 tới các nền kinh tế thành viên (08/12)Đưa thực phẩm Việt lên “bàn ăn” hội nhập (08/12)DIỄN ĐÀN KINH TẾ 2017: CƠ HỘI CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TRONG TÁI CƠ CẤU DNNN GIAI ĐOẠN 2016-2020 (05/12)
-
Tuổi thọ trung bình người dân TP HCM, Đồng Nai cao nhất nước (01/04)Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2022 tại Hội An (29/03)Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (29/03)Chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần biến thành mạng cung ứng (28/03)Giá dầu tăng đe dọa nhiều nền kinh tế châu Á (10/03)Sắp diễn ra lễ kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh (04/03)Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2022: Tiếp tục củng cố nền kinh tế nội lực tự chủ (04/03)Việt Nam sẽ có 50 "nhà máy thông minh", tham gia sâu chuỗi cung ứng vào năm 2023 (04/03)Tọa đàm “Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP HCM”: Từng bước vượt qua khó khăn, thách thức (17/02)Diễn đàn WEF 2022: Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu thảo luận về cách ổn định kinh tế (14/02)
