Sự kiện
Thủ tướng muốn Đà Nẵng cạnh tranh với Singapore, Hồng Kông
Thủ tướng muốn Đà Nẵng cạnh tranh với Singapore, Hồng Kông
“Đà Nẵng phải là điểm đến của nhà đầu tư, du khách, hàng hóa, thu hút, hội tụ được nhân tài và những ý tưởng sáng tạo”...

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng ngày 27/9.
BẢO ANH
“Đà Nẵng phải là điểm đến của nhà đầu tư, du khách, hàng hóa, thu hút, hội tụ được nhân tài và những ý tưởng sáng tạo”. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với chiến lược phát triển của thành phố Đà Nẵng, tại cuộc làm việc giữa lãnh đạo Chính phủ với cán bộ chủ chốt Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiều 27/9.
Tại đây, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả Đà Nẵng đạt được thời gian qua, trong đó nổi lên là việc tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), có nguồn nhân lực chất lượng cao, tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số ở mức cao.
Đặc biệt, thương hiệu Đà Nẵng, nhất là về du lịch, môi trường, an toàn bước đầu được khẳng định. Việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 9 tháng qua đạt kết quả tốt. Cơ cấu nguồn thu của Đà Nẵng không chỉ dựa vào đất đai mà từ sản xuất, kinh doanh nội địa, với xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, quy mô nền kinh tế, năng lực sản xuất, dịch vụ của Đà Nẵng còn thấp, nhất là quy mô công nghiệp, thu ngân sách. Chưa có các dự án động lực cho sự phát triển. Đất đai hạn hẹp, chia cắt.
Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, thành phố phải quyết tâm, phấn đấu phát triển như một Singapore, một Hồng Kông trong tương lai.
Ông nhấn mạnh, tầm nhìn của Đà Nẵng là trở thành thành phố thông minh, thành phố của khoa học công nghệ, có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, một trung tâm giao thương quốc tế, cạnh tranh với các thành phố lớn của khu vực và thế giới, mà trước hết là Singapore và Hồng Kông.
Vì vậy, Đà Nẵng phải có chiến lược tổng thể, nhất quán, có chiều sâu về quy hoạch phát triển. Huy động tối đa quỹ đất để có nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng với tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Muốn phát triển du lịch thành mũi nhọn đột phá, thành phố phải hoàn thiện hạ tầng, tiện ích công cộng, đào tạo nhân lực, quảng bá hình ảnh.
Bên cạnh đó, phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du lịch qua hành lang Đông - Tây là một hướng ra đối với Đà Nẵng.
Về liên kết vùng, Đà Nẵng có thể khai thác các vùng sản xuất hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp chuyên canh chất lượng cao, quy mô lớn, chi phí thấp. Vì vậy, vấn đề đầu tư cơ bản kết cấu hạ tầng cho Đà Nẵng cần được đặt ra.
Thủ tướng cũng biểu dương Đà Nẵng đã không chấp nhận các dự án ảnh hưởng đến môi trường trong thời gian qua. Lãnh đạo thành phố cần nỗ lực xây dựng nền hành chính liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân. Cải cách bộ máy hành chính, tinh giản biên chế, tìm người tài vào bộ máy. Tiếp tục thực hiện chương trình đề án, kế hoạch mà Đà Nẵng đề ra là “thành phố 4 an” (an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội).
Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với kiến nghị của Đà Nẵng, trong đó có các kiến nghị về cơ chế, chính sách như quy định về một số cơ chế đặc thù đối với thành phố, cơ chế ưu đãi đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, cơ chế liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung…
Tại đây, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả Đà Nẵng đạt được thời gian qua, trong đó nổi lên là việc tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), có nguồn nhân lực chất lượng cao, tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số ở mức cao.
Đặc biệt, thương hiệu Đà Nẵng, nhất là về du lịch, môi trường, an toàn bước đầu được khẳng định. Việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 9 tháng qua đạt kết quả tốt. Cơ cấu nguồn thu của Đà Nẵng không chỉ dựa vào đất đai mà từ sản xuất, kinh doanh nội địa, với xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, quy mô nền kinh tế, năng lực sản xuất, dịch vụ của Đà Nẵng còn thấp, nhất là quy mô công nghiệp, thu ngân sách. Chưa có các dự án động lực cho sự phát triển. Đất đai hạn hẹp, chia cắt.
Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, thành phố phải quyết tâm, phấn đấu phát triển như một Singapore, một Hồng Kông trong tương lai.
Ông nhấn mạnh, tầm nhìn của Đà Nẵng là trở thành thành phố thông minh, thành phố của khoa học công nghệ, có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, một trung tâm giao thương quốc tế, cạnh tranh với các thành phố lớn của khu vực và thế giới, mà trước hết là Singapore và Hồng Kông.
Vì vậy, Đà Nẵng phải có chiến lược tổng thể, nhất quán, có chiều sâu về quy hoạch phát triển. Huy động tối đa quỹ đất để có nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng với tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Muốn phát triển du lịch thành mũi nhọn đột phá, thành phố phải hoàn thiện hạ tầng, tiện ích công cộng, đào tạo nhân lực, quảng bá hình ảnh.
Bên cạnh đó, phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du lịch qua hành lang Đông - Tây là một hướng ra đối với Đà Nẵng.
Về liên kết vùng, Đà Nẵng có thể khai thác các vùng sản xuất hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp chuyên canh chất lượng cao, quy mô lớn, chi phí thấp. Vì vậy, vấn đề đầu tư cơ bản kết cấu hạ tầng cho Đà Nẵng cần được đặt ra.
Thủ tướng cũng biểu dương Đà Nẵng đã không chấp nhận các dự án ảnh hưởng đến môi trường trong thời gian qua. Lãnh đạo thành phố cần nỗ lực xây dựng nền hành chính liêm chính, kiến tạo, phục vụ nhân dân. Cải cách bộ máy hành chính, tinh giản biên chế, tìm người tài vào bộ máy. Tiếp tục thực hiện chương trình đề án, kế hoạch mà Đà Nẵng đề ra là “thành phố 4 an” (an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, an sinh xã hội).
Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với kiến nghị của Đà Nẵng, trong đó có các kiến nghị về cơ chế, chính sách như quy định về một số cơ chế đặc thù đối với thành phố, cơ chế ưu đãi đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, cơ chế liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung…
TIN CŨ
-
Việt Nam tụt hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (28/09)APEC 2017: Cú hích quan trọng trong đối ngoại đa phương (26/09)Chính thức khai mạc Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016 (26/09)Nhiều công ty đạt Thương hiệu Quốc gia sẽ tham dự Vietnam Foodexpo 2016 (24/09)Điểm mặt các dự án tại Hải Phòng được ký kết tổng mức đầu tư 12,85 tỷ USD (20/09)“BẮC CẦU” LIÊN KẾT KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ (18/09)TQ bắn 19 phát đại bác đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (13/09)Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (09/09)Thủ tướng: 'Việt Nam tiếp tục đường lối độc lập, tự chủ' (31/08)Thủ tướng: Đừng “nói trước quên sau” với doanh nghiệp (28/08)
TIN MỚI
-
Tuổi thọ trung bình người dân TP HCM, Đồng Nai cao nhất nước (01/04)Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2022 tại Hội An (29/03)Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (29/03)Chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần biến thành mạng cung ứng (28/03)Giá dầu tăng đe dọa nhiều nền kinh tế châu Á (10/03)Sắp diễn ra lễ kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh (04/03)Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2022: Tiếp tục củng cố nền kinh tế nội lực tự chủ (04/03)Việt Nam sẽ có 50 "nhà máy thông minh", tham gia sâu chuỗi cung ứng vào năm 2023 (04/03)Tọa đàm “Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP HCM”: Từng bước vượt qua khó khăn, thách thức (17/02)Diễn đàn WEF 2022: Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu thảo luận về cách ổn định kinh tế (14/02)
Năm 2022, Hà Nội tiếp tục thực hiện Chương trình Khuyến mại tập trung kích cầu tiêu dùng, du lịch...giúp các doanh nghiệp tham gia giảm lượng hàng tồn kho trong tháng 5, 7,11/2021 với mức giảm từ 30% đến 70%. Mời tham gia chương trình “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ ....Dự kiến trong 3 ngày, từ ngày 20 – 22/5/2022 Sắp diễn ra Hội nghị Giao thương trực tuyến đồ uống Việt Nam - Trung Quốc 2022, dự kiến diễn ra vào Thứ Năm và thứ Sáu, ngày 05 và 06 tháng 5 năm 2022. Diễn đàn kinh tế Tp. Hồ Chí Minh năm 2022 Với chủ đề "Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai" sẽ diễn ra từ ngày 14-16/4 . Ninh Bình chuẩn bị lễ kỷ niệm 200 năm Danh xưng và 30 năm tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2022). Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 7/3/2022. Khách sạn Sheraton, số 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội “Triển lãm Quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 29 – Vietnam Medi-Pharm 2022, Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 11 – 14 / 05 / 2022 tại Cung Văn hoá Hữu nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Từ ngày 9 - 11/3/2022 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2022 - 2027). Đây là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 Năm 2022, Bộ Công Thương phối hợp cùng các Bộ, Ngành tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8 và Lễ Công bố các Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG (dự kiến vào quý IV năm 2022). Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm 2021 và Diễn đàn các nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2021 theo hình thức tích hợp FOODEXPO là sự kiện toàn diện nhất của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam dien ra từ 4-6/10/2021 tai SECC Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận tổ chức “Tuần lễ Văn hóa – Du lịch Bình Thuận” tại Thành phố Hồ chí Minh –:từ ngày 13 -16/5/2021 ày 16/5/2011
