Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất ASEAN hòa mạng di động một giá cước
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất ASEAN hòa mạng di động một giá cước
Hòa mạng di động cùng một giá cước cho toàn khu vực là một trong những sáng kiến của Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN.
Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 vừa được khai mạc sáng 12/9. Tại đây, các lãnh đạo trong khu vực sẽ thiết lập nền tảng cho diễn đàn, khi nêu ra những lo ngại và lựa chọn trong thời kỳ có nhiều đột phá về công nghệ.
Chia sẻ tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mang tới 4 sáng kiến của Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy lùi những thách thức từ cuộc cách mạng này.
Thứ nhất theo ông là kết nối số, chia sẻ dữ liệu; cùng với chú trọng thương mại điện tử, thanh toán điện tử. "Dữ liệu là nền tảng của 4.0 nên cần xây dựng quy tắc để việc chia sẻ dữ liệu được sử dụng hiệu quả", ông nhấn mạnh.
Thứ hai, theo ông, cần xây dựng cơ chế hài hoà môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp giữa các thành viên khu vực giúp nâng cao năng lực nội khối. "Liên kết một cửa ASEAN là cơ hội tốt. Tại diễn đàn này Việt Nam sẽ đưa ra các sáng kiến mới hoà mạng di động một giá cước toàn ASEAN", ông nói.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN sáng 12/9. Ảnh: Giang Huy. |
Nhắc tới việc hợp tác giữa một doanh nghiệp khởi nghiệp Indonesia và Việt Nam khi ra đời ứng dụng gọi xe trên nền tảng 4.0, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tin tưởng sẽ có nhiều hơn những "cuộc bắt tay giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp trong khu vực".
Thứ ba, theo ông, ASEAN cần kết nối, vận hành các vườn ươm sáng tạo, và cần xây dựng khuôn khổ kết nối các vườn ươm. Cuối cùng, theo ông, ASEAN cần hình thành mạng lưới giáo dục, xây dựng hệ thống học tập suốt đời.
"Trong bối cảnh lan toả cách mạng 4.0 chúng ta phải chung tay hợp tác, phát huy sức mạnh nội khối để hướng tới hoà bình, ổn định, tự cường dựa trên nền tảng người dân, lấy người dân làm trung tâm; đảm bảo tự do lưu chuyển hàng hoá", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chốt lại.
Trong khi đó, Chủ tịch WEF - Klaus Schwab nhấn mạnh đây là "hội nghị thượng đỉnh cao cấp nhất được tổ chức", cho thấy tiềm năng khu vực ASEAN có sức mạnh chính trị mạnh mẽ nhất trong thế giới đang phân mảnh hiện nay. "Thế giới đang vào cuộc đua làm chủ cách mạng công nghiệp 4.0. Sự cạnh tranh này càng tăng cùng sự phát triển của cuộc cách mạng này", ông Klaus Schwab nhấn mạnh.
Cắt nghĩa hơn, Chủ tịch WEF đề cập tới hai thách thức. Một là, thế giới đang dịch chuyển từ hệ thống đơn cực sang đa cực, từ thế giới đơn phương sang đa phương. Dù nhiều quan điểm khác biệt song với mối quan tâm chung, ông Klaus Schwab tin tưởng sự đồng thuận cao trong nội khối ASEAN sẽ giúp khu vực vượt qua được thách thức này.
Hai là, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ thay đổi kinh doanh, nền kinh tế, năng lực cạnh tranh toàn cầu. "20 năm tới sẽ hoàn toàn khác biệt so với hiện nay. Các quốc gia thành công từ cuộc cách mạng 4.0 sẽ được "định nghĩa" lại bởi hệ thống doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp", ông nói.
Để thành công đòi hỏi các chính phủ ASEAN tạo ra các điều kiện phù hợp cho các công ty khởi nghiệp. "Cuộc cách mạng này sẽ xoá bỏ một số công việc nhưng cũng tạo ra cơ hội để các chính phủ làm việc với nhau, tạo mối tương tác nhiều hơn giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Tôi tin tưởng rằng các quốc gia ASEAN với dân số trẻ tuổi, tinh thần kinh doanh cao sẽ là những người đi đầu, chứ không phải đi sau trong cuộc cách mạng này", ông tin tưởng.
![]() |
Lãnh đạo cấp cao các nước tham dự phiên khai mạc toàn thể WEF ASEAN. Ảnh: Giang Huy. |
Trong khi đó, ông Antonio Guterres - Tổng thư ký Liên hợp quốc đề cập tới câu chuyện toàn cầu hóa bao trùm. Theo ông, Việt Nam đã giảm nghèo đáng kể, từ 50% năm 1992 xuống dưới 3% hiện tại. Dù vậy, lợi ích của toàn cầu hóa không đều khi bất bình đẳng còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. "Công nghệ tiên tiến và 4.0 tạo ra tiềm năng lớn, nhưng cũng làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề. Chúng ta cần tìm cách tối đa hóa lợi ích của công nghệ và kiểm soát rủi ro", ông nói..
Phiên khai mạc có sự tham gia của lãnh đạo 7 quốc gia ASEAN, gồm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Singapore - Lý Hiển Long, Tổng thống Indonesia - Joko Widodo, Thủ tướng Campuchia - Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào - Thongloun Sisoulith, Cố vấn nhà nước Myanmar - Daw Aung San Suu Kyi, Phó thủ tướng Thái Lan - Prajin Juntong cùng Chủ tịch WEF - Klaus Schwab và Phó thủ tướng Trung Quốc - Hồ Xuân Hoa sẽ tham gia phiên khai mạc. Phiên khai mạc toàn thể cũng có sự tham gia của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
WEF ASEAN năm nay được tổ chức trong bối cảnh thế giới bước vào kỷ nguyên 4.0. Với chủ đề ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, hội nghị diễn ra trong 3 ngày, từ 11/9 đến 13/9 tại Hà Nội. Sáng 11/9, trong buổi tiếp kiến của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh với Ông Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), đại diện WEF cho biết sẽ mở trung tâm về cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, sau khi đã làm tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Singapore.
Diễn đàn tập trung 5 nội dung chính: Xác định tầm nhìn mới cho ASEAN về hội nhập khu vực; Tìm kiếm các mô hình kinh tế mới và quản trị trong kỷ nguyên số; Tìm kiếm các động lực và mô hình kinh doanh mới cho các nước ASEAN trong thời đại công nghiệp 4.0; Doanh nghiệp với cách tiếp cận mới đối với quản trị toàn cầu và khu vực; Phát triển cơ sở hạ tầng thông minh, đào tạo kỹ năng, việc làm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0.
WEF ASEAN năm nay có quy mô lớn nhất trong các hội nghị trước đây tại Đông Nam Á, với hơn 1.000 đại biểu từ 43 quốc gia. Họ sẽ tham gia 53 phiên họp chính thức và 35 phiên thảo luận cộng đồng về các vấn đề trong khu vực, từ chính trị, khởi nghiệp đến việc làm trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Độc giả có thể xem trực tiếp các phiên thảo luận của WEF ASEAN 2018 trên VnExpress.
Ngoài các hoạt động chính của WEF, một số sự kiện bên lề cũng sẽ được tổ chức, nhằm quảng bá về Việt Nam cũng như tạo cơ hội kết nối cho doanh nghiệp. Đó là tiệc chiêu đãi chào mừng đại biểu WEF ASEAN, Dạ hội quảng bá văn hóa Việt Nam, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam và Tham quan vịnh Hạ Long.
-
Sáng nay khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (12/09)Cách mạng công nghiệp 4.0 định nghĩa lại chúng ta là ai (11/09)Bộ trưởng Khoa học: Đông Nam Á cần trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo (11/09)Du lịch Ninh Thuận: Đặc sắc và khác biệt (10/09)Việt Nam sẵn sàng cho WEF ASEAN 2018 (10/09)WEF ASEAN 2018: Quảng bá VN với chính giới, doanh nghiệp hàng đầu thế giới (31/08)Sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 1 vào tháng 10/2018 (30/08)Chính phủ Lào ủng hộ và ưu tiên các DN Việt Nam sang đầu tư (30/08)Cả nước vỡ òa ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam trước Syria (28/08)Tây Ninh cần trở thành hình mẫu trung tâm chế biến nông sản chất lượng cao (21/08)
-
Tuổi thọ trung bình người dân TP HCM, Đồng Nai cao nhất nước (01/04)Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2022 tại Hội An (29/03)Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (29/03)Chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần biến thành mạng cung ứng (28/03)Giá dầu tăng đe dọa nhiều nền kinh tế châu Á (10/03)Sắp diễn ra lễ kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh (04/03)Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2022: Tiếp tục củng cố nền kinh tế nội lực tự chủ (04/03)Việt Nam sẽ có 50 "nhà máy thông minh", tham gia sâu chuỗi cung ứng vào năm 2023 (04/03)Tọa đàm “Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP HCM”: Từng bước vượt qua khó khăn, thách thức (17/02)Diễn đàn WEF 2022: Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu thảo luận về cách ổn định kinh tế (14/02)
