Sự kiện
Việt Nam chính thức ký FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu
Việt Nam chính thức ký FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu
Việt Nam trở thành đối tác quốc tế đầu tiên đạt thoả thuận thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu...

Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Tối ngày 29/5, tại Kazakhsatn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam chính thức ký bản hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU), gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Được khởi động từ tháng 3/2013, sau khoảng 2 năm đàm phán và sau khi hoàn tất các thủ tục phê duyệt nội bộ, các bên đã ký kết hiệp định FTA với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của từng bên.
Hiệp định bao gồm các chương chính về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), công nghệ điện tử trong thương mại, cạnh tranh, pháp lý và thể chế.
Về hàng hóa, Liên minh Kinh tế Á - Âu đã dành cho Việt Nam ưu đãi, tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản và hàng công nghiệp như dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Một nội dung quan trọng của hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Cùng với việc xóa bỏ thuế quan, hai bên sẽ triển khai tích cực chương về SPS, trong đó có các nội dung về công nhận tương đương đối với các biện pháp hoặc hệ thống quản lý trong lĩnh vực liên quan, công nhận lẫn nhau về các khái niệm về thích ứng với điều kiện khu vực, sử dụng kết quả kiểm toán, thông tin của các tổ chức quốc tế lớn; thúc đẩy hợp tác, triển khai các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ kỹ thuật và thiết lập cơ chế tham vấn hiệu quả giữa hai bên.
Phía Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Các mặt hàng này nhìn chung đều không cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam mà ngược lại góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.
Riêng đối với các mặt hàng nông sản, tuy là các mặt hàng phía Liên minh coi thuộc diện ưu tiên và đã được Việt Nam đồng ý mở cửa ngay, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm sữa, một số sản phẩm ngũ cốc..., nhưng trong bối cảnh hiện nay, do sản xuất nông nghiệp của phía bạn chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và chưa tập trung cho xuất khẩu nông sản, nên dự báo trong 5 năm đầu thực thi hiệp định, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ không bị tác động rõ rệt bởi việc nhập khẩu mặt hàng nông sản từ Liên minh.
Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm vào khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
Theo đánh giá bước đầu của Liên minh, sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10 - 12 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2014 đạt khoảng 4 tỷ USD).
Theo ước tính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh sẽ tăng khoảng 18 - 20% hàng năm.
Những nội dung về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phát triển bền vững... của hiệp định chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, tạo khung khổ để hai bên có thể xem xét hợp tác sâu hơn khi thấy phù hợp.
EEU hiện có dân số hơn 175 triệu người với tổng GDP khoảng 2.500 tỷ USD.
Trong giai đoạn tới, khi thực hiện hiệp định EEUV-FTA, với việc phía Liên minh xóa bỏ thuế ngay đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn của Việt Nam sang Liên minh như dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản, hàng điện tử… sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đồng thời góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Phát biểu sau lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Việc ký hiệp định hôm nay đưa Việt Nam vinh dự trở thành đối tác quốc tế đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh. Hiệp định này cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược của Liên minh về phát triển hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động, một động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu”
.
Được khởi động từ tháng 3/2013, sau khoảng 2 năm đàm phán và sau khi hoàn tất các thủ tục phê duyệt nội bộ, các bên đã ký kết hiệp định FTA với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của từng bên.
Hiệp định bao gồm các chương chính về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), công nghệ điện tử trong thương mại, cạnh tranh, pháp lý và thể chế.
Về hàng hóa, Liên minh Kinh tế Á - Âu đã dành cho Việt Nam ưu đãi, tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu quan trọng đối với các nhóm hàng Việt Nam có lợi ích cơ bản như nông sản và hàng công nghiệp như dệt may, da giày, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến.
Một nội dung quan trọng của hiệp định này là phía Liên minh sẽ áp dụng mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Cùng với việc xóa bỏ thuế quan, hai bên sẽ triển khai tích cực chương về SPS, trong đó có các nội dung về công nhận tương đương đối với các biện pháp hoặc hệ thống quản lý trong lĩnh vực liên quan, công nhận lẫn nhau về các khái niệm về thích ứng với điều kiện khu vực, sử dụng kết quả kiểm toán, thông tin của các tổ chức quốc tế lớn; thúc đẩy hợp tác, triển khai các sáng kiến thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ kỹ thuật và thiết lập cơ chế tham vấn hiệu quả giữa hai bên.
Phía Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình cho Liên minh đối với một số sản phẩm chăn nuôi, một số mặt hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...
Các mặt hàng này nhìn chung đều không cạnh tranh với hàng hóa Việt Nam mà ngược lại góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.
Riêng đối với các mặt hàng nông sản, tuy là các mặt hàng phía Liên minh coi thuộc diện ưu tiên và đã được Việt Nam đồng ý mở cửa ngay, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm sữa, một số sản phẩm ngũ cốc..., nhưng trong bối cảnh hiện nay, do sản xuất nông nghiệp của phía bạn chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và chưa tập trung cho xuất khẩu nông sản, nên dự báo trong 5 năm đầu thực thi hiệp định, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ không bị tác động rõ rệt bởi việc nhập khẩu mặt hàng nông sản từ Liên minh.
Về tổng thể, hai bên dự kiến sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm vào khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương.
Theo đánh giá bước đầu của Liên minh, sau khi hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sẽ đạt 10 - 12 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2014 đạt khoảng 4 tỷ USD).
Theo ước tính của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh sẽ tăng khoảng 18 - 20% hàng năm.
Những nội dung về sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, phát triển bền vững... của hiệp định chủ yếu mang tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, tạo khung khổ để hai bên có thể xem xét hợp tác sâu hơn khi thấy phù hợp.
EEU hiện có dân số hơn 175 triệu người với tổng GDP khoảng 2.500 tỷ USD.
Trong giai đoạn tới, khi thực hiện hiệp định EEUV-FTA, với việc phía Liên minh xóa bỏ thuế ngay đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn của Việt Nam sang Liên minh như dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản, hàng điện tử… sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đồng thời góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Phát biểu sau lễ ký, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Việc ký hiệp định hôm nay đưa Việt Nam vinh dự trở thành đối tác quốc tế đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh. Hiệp định này cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược của Liên minh về phát triển hợp tác với khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động, một động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu”
.
TIN CŨ
-
Nhà nước sẽ hỗ trợ tiền tỷ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (24/05)Đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới (24/05)Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sắp sửa “hốt vàng”? (18/05)Đồng loạt giảm thuế: Ôtô 7.000 USD Thái, Indo tràn về (18/05)DN Thái muốn tiến về ĐBSCL (16/05)7 ngân hàng dành hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp (16/05)Niềm vui khôn tả ngày thông xe cây cầu... chờ cả đời (16/05)Nga duyệt binh lớn nhất trong lịch sử kỷ niệm Ngày Chiến thắng (10/05)Amata và Tuần Châu sẽ đầu tư 1,6 tỉ đô la Mỹ ở Quảng Ninh (08/05)Lễ ký chính thức hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) (07/05)
TIN MỚI
-
Tuổi thọ trung bình người dân TP HCM, Đồng Nai cao nhất nước (01/04)Khai mạc Năm du lịch quốc gia 2022 tại Hội An (29/03)Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (29/03)Chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần biến thành mạng cung ứng (28/03)Giá dầu tăng đe dọa nhiều nền kinh tế châu Á (10/03)Sắp diễn ra lễ kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh (04/03)Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2022: Tiếp tục củng cố nền kinh tế nội lực tự chủ (04/03)Việt Nam sẽ có 50 "nhà máy thông minh", tham gia sâu chuỗi cung ứng vào năm 2023 (04/03)Tọa đàm “Tạo đột phá để phát triển kinh tế cả nước và TP HCM”: Từng bước vượt qua khó khăn, thách thức (17/02)Diễn đàn WEF 2022: Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu thảo luận về cách ổn định kinh tế (14/02)
Năm 2022, Hà Nội tiếp tục thực hiện Chương trình Khuyến mại tập trung kích cầu tiêu dùng, du lịch...giúp các doanh nghiệp tham gia giảm lượng hàng tồn kho trong tháng 5, 7,11/2021 với mức giảm từ 30% đến 70%. Mời tham gia chương trình “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ ....Dự kiến trong 3 ngày, từ ngày 20 – 22/5/2022 Sắp diễn ra Hội nghị Giao thương trực tuyến đồ uống Việt Nam - Trung Quốc 2022, dự kiến diễn ra vào Thứ Năm và thứ Sáu, ngày 05 và 06 tháng 5 năm 2022. Diễn đàn kinh tế Tp. Hồ Chí Minh năm 2022 Với chủ đề "Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai" sẽ diễn ra từ ngày 14-16/4 . Ninh Bình chuẩn bị lễ kỷ niệm 200 năm Danh xưng và 30 năm tái lập tỉnh (1/4/1992-1/4/2022). Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 7/3/2022. Khách sạn Sheraton, số 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội “Triển lãm Quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 29 – Vietnam Medi-Pharm 2022, Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 11 – 14 / 05 / 2022 tại Cung Văn hoá Hữu nghị, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Từ ngày 9 - 11/3/2022 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2022 - 2027). Đây là nhiệm kỳ đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 Năm 2022, Bộ Công Thương phối hợp cùng các Bộ, Ngành tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8 và Lễ Công bố các Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG (dự kiến vào quý IV năm 2022). Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm 2021 và Diễn đàn các nhà Lãnh đạo Doanh nghiệp dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2021 theo hình thức tích hợp FOODEXPO là sự kiện toàn diện nhất của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam dien ra từ 4-6/10/2021 tai SECC Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận tổ chức “Tuần lễ Văn hóa – Du lịch Bình Thuận” tại Thành phố Hồ chí Minh –:từ ngày 13 -16/5/2021 ày 16/5/2011
